Bài 40: Settings -> Permalink (thiết lập đường dẫn tĩnh)

Thích 2.28 K Bình luận 0
842 đánh giá
36.3 K

Bkasoft.net – Khu vực Settings -> Permalink (thiết lập đường dẫn tĩnh) là nơi mà bạn sẽ bật tính năng đường dẫn tĩnh cho website thay vì sử dụng cấu trúc đường dẫn động. Cùng tôi tìm hiểu ngay nào!

Chú ý: Đường dẫn tĩnh nghĩa là địa chỉ post, page, category, tag,…của bạn sẽ được biểu diễn bằng tên cụ thể chứ không phải dạng số.

  1. Giới thiệu khu vực Settings -> Permalink (thiết lập đường dẫn tĩnh)

    Để truy cập vào khu vực này bạn làm theo hướng dẫn sau:

    • Với phiên bản tiếng Anh (hình 1): Bạn vào Settings -> Permalink
    • Với phiên bản tiếng Việt (hình 2): Bạn vào Cài đặt -> Đường dẫn chính

    Bài 40: Settings - Permalink (thiết lập đường dẫn tĩnh) > Permalink Settings ‹ Tutorial Bkasoft EN — WordPress

    Hình 1: Trang khu vực Settings -> Permalink phiên bản tiếng Anh.

    Bài 40: Settings - Permalink (thiết lập đường dẫn tĩnh) > Tùy chọn đường dẫn tĩnh ‹ Tutorial Bkasoft VN — WordPress

    Hình 2: Trang khu vực Settings -> Permalink phiên bản tiếng Việt.

  2. Ý nghĩa các thiết lập Settings -> Permalink (thiết lập đường dẫn tĩnh)

    Các thiết lập trong khu vực này có ý nghĩa như sau:

    Cài đặt thông dụng (Common Settings): Các thiết lập thông dụng.

    • Mặc định (Default): Cấu trúc đường dẫn mặc định (đường dẫn động).
    • Ngày và tiêu đề (Day and name): Cấu trúc đường dẫn với kiểu hiển thị đầy đủ ngày tháng đăng post và tên post.
    • Tháng và tiêu đề (Month and name): Cấu trúc đường dẫn với kiểu hiển thị tháng, năm và tên post.
    • Dạng số (Numeric): Cấu trúc đường dẫn hiển thị ID của post thay vì tên.
    • Tên bài (Post name): Chỉ hiển thị tên post trên đường dẫn
    • Tùy biến (Custom Structure): Tùy chỉnh cấu trúc đường dẫn tùy ý, xem thêm phần cuối bài viết.

    Tùy chọn thêm (Optional): Các thiết lập tùy chọn không bắt buộc.

    • Cơ sở cho chuyên mục (Category base): Tên đường dẫn mẹ của các đường dẫn tới trang category. Mặc định nó sẽ là https://domain/category/tên-category/, nếu bạn điền “chuyen-muc” vào đây thì nó sẽ hiển thị là https://domain/chuyen-muc/tên-category.
    • Cơ sở của thẻ (Tag base): Tên đường dẫn mẹ của đường dẫn tới các trang tag. Mặc định nó sẽ là https://domain/tag/tên-tag/, nếu bạn điền “the” vào đây thì nó sẽ hiển thị là https://domain/the/tên-tag.
  3. Nói thêm về tùy biến (Custom Structure)

    Nếu bạn chọn tùy chọn này, bạn có thể cấu trúc đường dẫn giống như bạn thích. Cấu trúc được xác định ở đây thông qua các từ khóa cấu trúc (được bọc bởi ký tự %), dưới đây là một số từ khóa cấu trúc:

    • %year% – năm đăng post.
    • %monthnum% – tháng đăng post.
    • %day% – ngày đăng post.
    • %hour% – giờ đăng post.
    • %minute% – phút đăng post.
    • %second% – giây đăng post.
    • %post_id% – số ID của post.
    • %postname% – tên của post (được rút lại thành kiểu “tieu-de-bai-viet”).
    • %category% – tên category của post (nếu bạn chọn 2 category, nó sẽ hiển thị 1 trong 2 và cố định).
    • %author% – tên tác giả của post.

    Ví dụ như kiểu đường dẫn post là https://domain/tên-category/tên-post thì mình sẽ điền ở phần Custom Structure là /%category%/%postname%.

  4. Chú ý

    Lỗi 404 khi thiết lập Permalink trên localhost

    Nếu bạn đã bật permalink của website mà bị lỗi 404 ở localhost thì có thể localhost của bạn chưa bật mod_rewrite của Apache.

    Bạn hãy tìm mở file httpd.conf trong thư mục localhost (đối với XAMPP thì mở Control Panel của XAMPP -> Config -> httpd.conf) và tìm tất cả các thiết lập AllowOverride None đổi thành AllowOverride All. Sau đó Stop Apache và Start lại.

    Lỗi 404 khi thiết lập permalink trên host

    Nếu bạn đang dùng host thông thường mà bị lỗi 404 khi bật permalink lên thì có thể file .htaccess trong thư mục gốc của bạn trên host chưa có các thiết lập rewrite đường dẫn.

    Bạn hãy vào host bằng FTP và mở file .htaccess ra (nếu chưa có thì tạo) và copy đoạn này vào:

    01
    02
    03
    04
    05
    06
    07
    08
    09
    10
    # BEGIN WordPress
    <IfModule mod_rewrite.c>
    RewriteEngine On
    RewriteBase /
    RewriteRule ^index.php$ - [L]
    RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-f
    RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-d
    RewriteRule . /index.php [L]
    </IfModule>
    # END WordPress
  5. Lời kết

    Học xong bài này là bạn đã đi đến cuối chặng đường tìm hiểu Chi tiết khu vực Settings rồi đó, hy vọng rằng bạn sẽ vận dụng tốt các kiến thức được học để Website của bạn ngày càng chuyên nghiệp hơn. Thân!

Bài 40: Settings - Permalink (thiết lập đường dẫn tĩnh) > settings-permalink-thiet-lap-duong-dan-tinh

Bài 40: Cách chèn Video vào bài viết trong WordPress

( Case Study hướng dẫn sử dụng WordPress )

—oOo—

« Bài 39: Settings -> Media (thiết lập media)Học WordPressBài 41: Một website hoạt động thế nào trên Internet? »

Tác giả: Hoàng Luyến


Bình luận