Cách viết nội dung chuẩn SEO toàn tập để lên TOP Google
Hướng dẫn cách viết nội dung chuẩn SEO toàn tập để lên TOP Google nhanh chóng cho Website và Blog theo đúng “Search Engine Optimization Starter Guide” một tài liệu hướng dẫn của Google.
Bạn đọc có thể tham khảo tài liệu Search Engine Optimization Starter Guide tiếng Anh.
Để viết bài viết này tôi đã trải nghiệm qua rất nhiều cung bậc cảm xúc với rất nhiều lần Test các loại bài khác nhau từ bài viết mới tinh, trích dẫn, sao chép tỷ lệ 10%-80%… nó mang lại cho tôi rất nhiều thông tin về thuật toán Google đánh giá nội dung bài viết chuẩn SEO. Bởi chuẩn SEO có định tính nhưng không có định hướng nào là chính xác tuyệt đối, chỉ có kinh nghiệm dựa trên tài liệu chuẩn của Google chúng ta mới có thể đảm bảo lên TOP an toàn lâu dài và bền vững. Tôi thấy có rất nhiều bài viết nói về “6 bước để viết nội dung theo chuẩn SEO“, “7 bước“, … nhưng thực tế không có bước nào bởi Google không hướng dẫn các bước cụ thể mà chỉ đưa ra các yếu tố và cách viết nội dung chuẩn SEO. Chỉ có các yếu tố làm tiêu chí duy nhất để bài viết đáp ứng chuẩn của các Search Engine khi đánh giá một nội dung chất lượng. Bài viết này tôi sẽ trả lời 3 câu hỏi lớn:
- Bài viết hay nội dung chuẩn SEO là gì?
- Làm thế nào để viết nào để viết nội dung chuẩn SEO?
- Làm thế nào để bài viết nhanh lên TOP Google, Bing, Yahoo, Coccoc…?
Cách viết nội dung chuẩn SEO toàn tập để lên TOP Google
FAQ: Một bài viết, nội dung chuẩn SEO là gì?
Nội dung chuẩn SEO bạn hiểu đơn giản là các thông số trong một bài viết cần đảm bảo các tiêu chí tối thiểu hoặc ngưỡng tối đa ví dụ tiêu đề chuẩn SEO phải trong khoảng từ 35 – 55 ký tự ngoài khoảng đó sẽ không được gọi là chuẩn SEO.
Cách viết bài lên TOP Google
Dưới đây là cách viết bài lên top rất hiệu quả, nhanh chóng và cực kỳ an toàn cho các SEO Newbie nhé:
- Nắm bắt thông tin mới để cập nhật nhanh: Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng ngay cả các nhà báo cũng phải làm như vậy để bài viết càng ra đời sớm càng hút lượt xem
- Phân tích tìm hiểu thật kỹ trước khi viết xem các trang khác đã nói gì: Sự hời hợt khi viết bài hoặc thậm trí tưởng mình có pagerank cao hoặc đông lượt visit mà quên đi khâu đánh giá sẽ là một điểm trừ lớn trong mắt độc giả.
- Nhấn mạnh các thông tin mà chưa trang nào đăng trong phần content hay còn gọi là tạo nội dung tươi mới: Các thông tin có tính chất tươi mới sẽ là tiêu chí để người dùng tìm đến bạn đầu tiên và tất nhiên bạn sẽ được ở vị trí TOP kể cả PR , DA, PA của bạn không cao hoặc chưa share lên mạng xã hội.
- Phân tích đa chiều các góc cạnh của bài viết thay vì nói sơ sơ xong là thôi: Các blog hoặc web nhỏ ít khi có bài viết phân tích đa chiều về một thông tin, đây là một yếu tố bạn nên khai thác nó bởi độc giả không thể biết trong bài viết tổng hợp có tất cả thông tin họ đang cần.
- Tập chung một nội dung thay vì viết nhiều thứ gây loãng ví dụ vừa Panda vừa WordPress: Hãy học báo chí khi luôn biết cách xây dựng nội dung theo dòng sự kiện sẽ tạo ra hiệu ứng tốt hơn cho bài viết của bạn thay vì viết xong 1 chủ đề rồi để nó bị bỏ đói.
- Chia sẻ với cộng đồng những thông tin mới, tương tác với mọi người để nó được quan tâm thay vì để đó: Công đoạn seeding này cũng khá khó khăn nếu bạn mới làm nhưng hãy cố gắng dành thời gian làm việc này để thu hút traffic vào trang của bạn.
Tiêu chí biên tập nội dung chuẩn SEO Website
Viết bài hay đã khó, bạn còn phải quan tâm xem bài viết có chuẩn SEO hay không nữa lại còn khó hơn. Đó là câu nói và suy nghĩ chung của rất nhiều người làm biên tập viên và SEOer. Vậy các chuyên gia seo họ có nghĩ như bạn không? Xin khẳng định với bạn là có, bởi SEO rất dễ nhưng cũng rất khó. Vậy để vượt qua cái rào cản suy nghĩ đó tôi khuyên bạn nên có suy nghĩ như thế này:
Thứ 1: Hãy tìm hiểu thật kỹ các tiêu chí biên tập nội dung chuẩn SEO trong bài viết này, bởi đây là tiêu chí Google đánh giá trực tiếp
Thứ 2: Khi viết bài bạn hãy coi các kỹ năng trên chỉ giống như kỹ thuật gõ bàn phím và hãy viết cho độc giả của bạn thay vì viết cho nó chuẩn SEO.
Bây giờ bạn hãy học và tìm hiểu kỹ các cách viết nội dung chuẩn SEO với các tiêu chí dành cho một biên tập viên:
- Viết tiêu đề:
+ Số lượng ký tự phải nằm trong khoảng 35-55 ký tự, để không phải quan tâm tới số lượng ký tự này hãy yêu cầu lập trình viên của bạn xử lý cảnh báo việc này khi bạn quên hoặc không để ý.
+ Tiêu đề phải là duy nhất không được lặp lại kể đảo thông tin hoặc chuyển sang viết không dấu.
+ Tiêu đề không nên sử dụng các ký tự đặc biệt như *<>~!=;/ - URL – Liên kết chuẩn seo: Trong WordPress thì URL được tạo tự động và có thể chỉnh sửa, nên để url tạo ra được xây dựng từ các từ tiếng Việt không dấu cách nhau bởi dấu gạch ngang “-“. Xem mẫu sau:
https://hoangluyen.com/hoc-seo/
- Chuyển URL cũ: Vì lý do nào đó bài viết của bạn sửa lại nên url thay đổi theo, bạn cần có chuyển hướng 301 tới url mới. Với WordPress nó làm tốt điều đó, vì vậy các website code tay bạn cũng nên quan tâm tới URL để tránh gây trùng lặp nội dung khi 2 link cùng có một kết quả.
- Tránh URL xấu: URL xấu là các dạng url có dạng url có ký tự đặc biệt không bị loại bỏ giống như viết tiêu đề, url có ký tự viết hoa hoặc link có sự phân cách bởi các dấu gạch dưới. Google không khuyến nghị làm điều này! Ví dụ:
https://domain.com/hoc_seo/ hoặc https://domain.com/Hoc-SEO/
Viết mô tả meta độc đáo. Một mô tả tốt thì có thể từ 100 đến 155 ký tự, mô tả cần giải thích rõ cho phần tiêu đề bởi nó có tần suất hiển thị dưới title trên Goole và trang chuyên mục nên khả năng thu hút click rất cao.
- Gạch chân liên kết có thể click: Bạn hãy gạch chân các liên kết hoặc báo cho đơn vị thiết kế web thêm phần gạch chân cho link.
- Viết chú thích cho Link: Link có một trường là title=”{chú thích}”, phần chú thích bạn nên bổ xung để giải thích cho người dùng khi anchor text là nội dung của link không rõ ràng hoặc viết tắt.
- Đặt nofollow cho link: Các liên kết Onfpage hoặc Offpage tới các bài viết khác nếu bạn cảm thấy không cần thiết có thể bỏ qua, để con bọ không đánh giá bài viết đó. Ví dụ: Onpage là các bài viết giới thiệu, liên hệ…, Offpage là các trang không liên quan hoặc đối thủ…
- Đặt dofolllow cho link: Mặc định link khi tạo ra có định dạng dofollow, làm điều này sẽ giúp thuật toán Google đánh giá bài viết này liên quan chặt chẽ tới bài viết kia như một sự giới thiệu hữu ích.
- Không sử dụng các thẻ iframe: Tránh sử dụng các thẻ iFrame trong bài viết bởi, Google không khuyến khích điều đó trừ việc bạn nhúng video Youtube hay các mã nhúng dạng xem tài liệu pdf…
- Thêm mô tả hình ảnh với thuộc tính alt: Ảnh cần có thuộc tính Alt ngoài mục đích để SEO ảnh lên Google với từ khóa theo bài viết nó còn giúp người dùng biết nội dung ảnh nói về điều gì nếu ảnh bị mất hoặc lỗi liên kết.
- Thêm chú thích dưới ảnh: Chú thích như sự giới thiệu thông tin về ảnh cho người dùng, Google coi đó là thông tin để đánh giá vị trí từ khóa khi search trên ảnh.
- Nhúng video vào bài viết: Video trong bài viết là một tiêu chí giúp Google đánh giá bài viết của bạn có được xuất hiện trên trang tìm kiếm Video.
Sử dụng danh sách mã hóa đúng cách. Sử dụng mã HTML thích hợp cho các danh sách gạch đầu dòng và đánh số. Điều này làm cho trình duyệt và công cụ tìm kiếm hiểu là một phần nội dung là một mục danh sách thực tế, có thể ảnh hưởng đến cách văn bản đang được dịch cho giá trị tìm kiếm.
Sử dụng cấu trúc mã code: Các mã code rất hỗn độn và phức tạp như PHP, Javascript, CSS… bạn cần phải tạo một định dạng riêng giống như tôi đưa các link trên vào bảng mã code.
- Hạn chế sử dụng bảng: Ngày nay table không được đánh giá cao, vì vậy bạn không nên lạm dụng thẻ cho trang mà chỉ đưa bảng biểu vào trang khi thấy cần thiết.
- Sử dụng ảnh: Trong bài viết nên dùng ảnh .jpg được nén để Google đánh giá Speed cao, kích thước ảnh chỉ nên tạo trong khoảng từ 350-800px;
- Loại bỏ nội dung trùng lặp: Các đoạn nội dung được lặp đi lặp lại bị Google đánh giá thấp giá trị, nó là hình thức nhồi nhét từ khóa. Vì vậy bạn hãy viết thật tự nhiên sử dụng các đoạn câu là từ khóa trải đều từ đầu bài viết xuống hết bài.
- Sử dụng thẻ Heading: Mỗi trang nên có một, và chỉ có một, thẻ H1. Các thẻ tiêu đề cấp cao còn lại (từ H2-H4) nên sử dụng ở trong các khu vực nội dung các thẻ H5-H6 nên đưa vào các mục liên quan.
- Sử dụng thẻ strong, em: Các thẻ này như để nhấn mạnh và trú thích nội dung của website. Bạn hãy bôi đậm các nội dung quan trọng hoặc in nghiên nội dung như việc trú thích hoặc nhấn mạnh nội dung trong bài viết.
- Xây dựng cấu trúc silo cho bài viết: Xây dựng cấu trúc riêng cho từng loại bài viết giống như hỏi đáp, hướng dẫn, tin tức… giống trang hoangluyen.com và các trang báo vnexpress.net…
Kết luận
Series 21 yếu tố tôi giới thiệu trên đây và mẹo viết bài lên TOP Google là cách viết nội dung chuẩn SEO từ A đến Z mà tôi muốn giới thiệu với bạn trong bài viết này. Bạn hãy làm thuần thục và nhớ như in trong đầu những kỹ thuật viết bài như thế này sẽ giúp bạn tự tin viết nhều chủ đề cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn đang băn khoăn hướng dẫn cách viết nội dung chuẩn SEO này có thể áp dụng cho các trường hợp trên: Blogspot, WordPress.com, Joomla, Drupal, Blogger, Facebook, Youtube,… xin khẳng định với bạn nó hoàn toàn giống nhau và có thể áp dụng được. Chúc bạn sẽ có thật nhiều bài viết hay cho độc giả của mình.
Tác giả: Hoàng Luyến
Trang chủ » Học SEO » SEO cơ bản » SEO nâng cao » Kiến thức SEO