Hỏi đáp SEO Onpage toàn tập

Thích 1.83 K Bình luận 0
843 đánh giá

Trên kênh hỏi đáp SEO Onpage này Hoàng Luyến sẽ giới thiệu với độc giả Series câu hỏi về SEO Onpage thường gặp, các lỗi SEO Onpage, cách SEO Onpage, tối ưu SEO Onpage, cách xử lý và khắc phục tốt nhất.

Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về SEO On-page tại đây:

Hỏi đáp SEO

(Hoàng Luyến hỗ trợ độc giả các thắc mắc về SEO On-page trực tuyến)

Giới thiệu

SEO On-page là một chủ đề được rất nhiều độc giả tìm tới Blog của mình và gửi câu hỏi qua hệ thống Hỏi đáp SEO, mình cũng đã trả lời hết qua email trong thời gian qua. Tuy nhiên chắc chắn sẽ có rất nhiều bạn sẽ tiếp tục hỏi về vấn đề này vì vậy mình xin được mở một Topic giới thiệu một Series hỏi đáp SEO Onpage thường gặp để giúp bạn đọc có thể tra cứu tình huống liên quan trực tiếp tới thắc mắc của mình. Ngoài ra độc giả cũng có thể gửi thêm câu hỏi vào trong Case Study: Seris hỏi đáp SEO Onpage này nhé, mình sẽ trả lời và cập nhật vào bài viết này giúp mọi độc giả có thể tìm hiểu và có câu trả lời ngay:

Các câu hỏi SEO Onpage thường gặp Kỳ I

  1. Hỏi về thẻ Title

    • SEO Title là gì?

      SEO Title là tiêu đề của một bài viết được tối ưu để đạt thứ hạng cao nhất khi thực hiện SEO từ khóa trên các Search Engine (hay còn gọi là các hệ thống tìm kiếm như: Google, Yahoo, Bing, Coccoc…). SEO Title là hình thức rất phổ biến hiện nay hầu hết các trang web hoạt động đều muốn gây sự ảnh hưởng và muốn người dùng xem nhiều bằng các phương pháp “Giật TÍT” để tạo sự chú ý và tăng tỷ lệ Click vào các tiêu đề nổi bật nhắm đúng tâm lý người dùng.

    • Thẻ Title nhập bao nhiêu ký tự thì chuẩn SEO?

      Thẻ title chính là tiêu đề của bài viết, nếu viết bài muốn đạt chuẩn SEO thì chỉ giới hạn tiêu đề đó trong khoảng từ 60-79 ký tự. Tại sao lại là khoảng mà không phải là chính xác bao nhiêu ký tự? Bởi các Search Engine không chỉ quy định về số lượng ký tự mà còn cả kích thước ký tự nữa. Cụ thể hai tiêu đề “Hỏi đáp SEO ONPAGE” và “HỎI ĐÁP SEO ONPAGE” đã rất khác nhau về kích thước mặc dù số lượng ký tự như sau. Vì vậy khi cấu hình thẻ Title SEO cho bài viết bạn không nên lạm dụng viết hoa bởi nó sẽ khó đọc và tốn nhiều không gian tiêu đề vì vậy bạn chỉ có thể viết một tiêu đề ngắn hoặc sẽ bị các cỗ máy tìm kiếm cắt bớt tiêu đề rất không cần thiết. 
      Chú ý: Để nhập tiêu đề bài viết chuẩn SEO bạn hãy dùng Plugin SEO by Yoast cho WordPress hoặc phần mềm Real-time Content Analysis (phân tích nội dung thời gian thực) để biết đã viết tiêu đề chuẩn SEO chưa. Đây là cách viết thẻ title tối ưu SEO hay nhất mà Hoàng Luyến đang sử dụng trên Blog của mình.
      Hỏi đáp SEO Onpage toàn tập > Snippet Preview trong hành động
      Ảnh 1. Minh họa cách kiểm tra thẻ Title, URL, Meta Description đã chuẩn SEO chưa bằng phần mềm
      (Xem bài viết Phân tích nội dung thời gian thực)

    • Các sai lầm thường gặp khi viết Title?

      Có rất nhiều SAI LẦM mà SEOer hay gặp phải khi viết thẻ Title mà không chú ý nên dẫn tới làm SEO không hiệu quả, cụ thể:
      + Thẻ TITLE quá dài: Google không thích điều này
      + Thẻ TITLE quá ngắn: Google không thích điều này
      + Thẻ TITLE không chứa thông tin: Điều này thực sự nguy hiểm trang của bạn dễ bị ra đảo nếu nhiều bài như thế này.
      + Thẻ TITLE lặp đi lặp lại một câu từ (hay còn gọi là kiểu nhồi nhét từ khóa và tiêu đề), Ví dụ: Hỏi đáp SEO, hỏi đáp SEO Onpage, Cách SEO Onpage, Học SEO Onpage. Trong ví dụ trên từ khóa SEO Onpage được lặp lại rất nhiều làm cho thẻ Title giống như bị nhồi nhét thông tin. Google không khuyến cáo nhưng những kiểu viết tiêu đề như thế này lên TOP có nhanh nhưng cũng sẽ bị rớt TOP nhanh chóng! (Vì vậy trong một tiêu đề bạn chỉ nên lặp lại 1 lần thay vì >2 lần như ví dụ trên)
      + Thẻ TITLE bị bẻ gẫy bởi đấu trừ “-“. Ví dụ: tiêu đề của bài viết bạn nhập như sau “Hỏi đáp SEO Onpage-Hoi dap SEO Onpage” thì kết quả hiển thị trên Google lúc này sẽ chỉ còn là “Hỏi đáp SEO Onpage” chứ không có cụm từ khóa tiếng Việt không dấu. Nguyên nhân do bạn nhập dấu “-” không có hai dấu cách ở trước và sau nó nên dẫn tới Google hiểu là bạn không muốn xuất hiện vế sau là cụm từ “Hoi dap SEO Onpage“. Đây là những sai lầm rất cơ bản nên bạn hãy chú ý khi viết thẻ tiêu đề cần lưu ý điều đó, trường hợp này không phải lúc nào Google xử lý. Ví dụ như từ “Hỏi đáp SEO On-Page” nó là một cụm từ có nghĩa vì vậy nó hiểu và vẫn xếp vào một câu.
      + Thẻ TITLE bị bỏ quên Thương hiệu: Thông thường một tiêu đề sẽ có cấu trúc gồm “Tên bài viết + Thương hiệu”. Ví dụ bài viết này có tiêu đề là “Hỏi đáp SEO Onpage – Hoàng Luyến”, tại sao lại cần thương hiệu cạnh tên bài viết? Bởi vì trên kết quả tìm kiếm có rất nhiều kết quả của các trang khác nhau, nên để tên thương hiệu sẽ giúp độc giả biết đây là bài viết của trang nào?
      Hỏi đáp SEO Onpage toàn tập > hoi-dap-seo-onpage
      Ảnh 2. Minh họa thương hiệu được thể hiện trên tiêu đề bài viết

    • Làm sao để tối ưu thẻ Title cho SEO Onpage?

      Để tối ưu SEO thẻ Title bạn cần biết 2 cách viết Title cơ bản gồm: viết tất cả một loại chữ có dấu hoặc vừa có dấu vừa không có dấu. Còn việc tối ưu thì bạn hãy thể hiện thật rõ nét các: động từ, danh từ, tính từ để làm cho tiêu đề thật nổi bật thay vì chung chung nhưng vẫn phải nhớ xoay quanh từ khóa chính. Ví dụ thay vì tên bài viết là: “Hướng dẫn SEO Onpage” bạn nên sửa thành “Hướng dẫn cách SEO Onpage hiệu quả” như vậy tên tiêu đề bài viết không những được tối ưu SEO Onpage mà còn nổi bật và hay hơn!

    • Lỗi nhồi nhét từ khóa trong Title?

      (Bạn hãy xem Các sai lầm thường gặp khi viết Title để tìm hiểu về lỗi nhồi nhét từ khóa trong thẻ Tiêu đề và cách khắc phục chúng nhé

    • Cấu trúc của một thẻ Title được Google đánh giá cao?

      Không có cấu trúc nào được Google hay các Search Engine đánh giá cao mà chỉ cần bạn làm theo đúng yêu cầu bao gồm:
      + Không vượt quá số lượng ký tự cho phép từ 60-79 ký tự
      + Không sử dụng các ký tự đặc biệt như !~@^><{} /` 
      + Cấu trúc Title nên có đầy đủ ít nhất hai yếu tố: Keyword + Thương hiệu (hoặc tên website)

    • Lỗi trùng lặp Title khi làm SEO Onapge?

      Đây là lỗi rất phổ biến trong SEO, và điều này cũng được các Google cảnh báo tới các Webmaster. Vì vậy khi viết bài mới bạn hãy lên Google search gõ site:domain.com + tiêu đề định viết nếu đã có tiêu đề này bạn nên viết tên khác. Ví dụ search trên Google:

      site:hoangluyen.com hỏi đáp seo onpage

       Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên theo dõi Google Webmaster Tool > Giao diện tìm kiếm > Cải tiết HTML để xem có tiêu đề bài viết nào bị trùng lặp không?

    • SEO Title trong WordPress có gì khác với Blogspot?

      SEO Title trong WordPress không khác gì so với Blogspot nói riêng và các website sử dụng các mã nguồn như Joola, Drupal, Dot Net… Bạn chỉ cần làm theo đúng gợi ý của Search Engine là OK!

    • Cách sửa thẻ Title?

      Để sửa thẻ Title thì trong hệ thống Admin của bạn phải có tính năng sửa thẻ Title cho từng trang và từng bài viết. Trong WordPress bạn chỉ cần cài một Plugin miễn phí là WordPress SEO by Yoast là có thể làm được điều này. Tuy nhiên các mã nguồn khác không phải lúc nào cũng có vì vậy khi thuê công ty thiết kế web bạn cần chú ý tới điều này. Thẻ Title có cấu trúc như sau:

      <title>Hỏi đáp SEO Onpage, hoi dap SEO Onpage - Hoàng Luyến</title>
    • Nội dung thẻ <h1> có nên giống với thẻ <title> không?

      Thường thì nội dung của thẻ <h1> sẽ giống thẻ <title> (thẻ tiêu đề) tuy nhiên các chuyên gia SEO vẫn thường mở rộng thông tin cho thẻ <title> để giúp bài viết được lên TOP mạnh mẽ hơn.

  2. Hỏi về thẻ meta Description

    • Thẻ meta Description là gì?
      Thẻ meta Description là thẻ mô tả cho bài viết, nó không chỉ có tác dụng giới thiệu thêm thông tin cho thẻ Tiêu đề mà còn giúp các Search Engine dựa vào Description để giới thiệu cho người dùng thông tin mô tả của bài viết họ đang tìm. Vì vậy nội dung thẻ Meta Description bạn hãy tóm lược những thông tin quan trọng nhất của bài viết cho người dùng. Như vậy tỷ lệ người dùng xem bài viết của bạn sẽ cao hơn rất nhiều.
    • Thẻ meta Description có quan trọng không?
      Thẻ meta Description là một thành phần của một trang nên chắc chắn nó vẫn có tầm quan trọng nhất định. Nhưng ngày nay rất nhiều chuyên gia SEO và các SEOer vẫn có thể không sử dụng thẻ này khi SEO Website mà vẫn lên TOP. Lý do bởi con bọ đã thông minh hơn có thể lấy các kết quả khác trong nội dung bài viết để đưa lên giới thiệu với người dùng khi họ search một từ khóa nhất định.
    • Nên nhập bao nhiêu ký tự cho thẻ meta Description?
      Thẻ Meta Description chỉ hiển thị với số lượng ký tự từ trong khoảng từ 150-160 ký tự, bạn nên tìm hiểu Hình 1 của bài viết này để biết cách nhập số lượng ký tự chính xách nhất cho thẻ Meta Description.
    • Hỏi về cách SEO không cần thẻ Description?
      Câu hỏi này rất nhiều bạn hay hỏi mình, trường hợp SEO không cần thẻ Description. Mình cũng nói luôn là nó có thể lên TOP được nhưng có nhiều vấn đề bất lợi khi Share lên Facebook, Google+… nếu không làm HTML tốt có thể sẽ bị mất điểm SEO hoặc không có mô tả khi Share bài viết. Còn cách SEO không cần thẻ Description bạn chỉ cần làm nội dung xoáy sâu vào tiêu đề giới thiệu được nhiều thông tin hay liên quan tới Title thì mặc nhiên từ khóa vẫn lên TOP mà không cần có nội dung cho thẻ này.
    • Các lỗi thường gặp khi viết thẻ meta Description?
      Giống thẻ Title thẻ Description hay bị các lỗi:
      + Trùng nội dung do lỗi chủ quan và khách quan, tuy nhiên việc cần làm vẫn phải làm thường xuyên là theo dõi Google Webmaster Tool > Giao diện tìm kiếm > Cải tiết HTML để biết bài nào của bạn bị trùng lặp nội dung meta Desctiption. 
      + Nhồi nhét từ khóa vào thẻ Description làm cho người dùng thấy khó chịu và các Search Engine cũng nhanh chóng tiễn bạn ra đảo.
      + Thẻ meta Description quá dài: Google không thích điều này
      + Thẻ meta Description quá ngắn: Google không thích điều này
    • Những sai lầm ngớ ngẩn khi sử dụng thẻ meta Description?
      Sai lầm ngớ ngẩn nhất của người làm SEO khi nhân bản nội dung bạn quên không sửa thẻ Description làm cho Tiêu đề và nội dung một đằng mô tả một nẻo. Đây là lỗi cũng không hay sảy ra nhưng những bạn mới làm SEO hay bị như vậy.
    • Tối ưu thẻ meta Description như thế nào?
      Thẻ meta Description rất dễ tối ưu, bạn chỉ cần tóm tắt nội dung chính của bài viết và viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 160 ký tự tốt nhất bạn nên dùng phần mềm Real-time Content Analysis của Yoast để viết mô tả ngắn. Chú ý: Mô tả ngắn cũng giống tiêu đề nên sử dụng nhiều danh từ, tính từ, động từ để tăng độ hấp dẫn hơn giống như gia vị món ăn vậy.
    • Xử lý lỗi trùng lặp thẻ meta Description?
      (Lỗi này mình đã giới thiệu ở mục e bạn có thể xem hướng dẫn phía trên)
    • Có nên để từ khóa trong thẻ Description không?
      Có! Từ khóa mà nằm trong thẻ Description thì hiệu quả SEO sẽ cao hơn bởi người dùng muốn click vào bài viết đó hơn là từ khóa chỉ nằm trong tiêu đề. Ngoại lệ có một số bài viết không nên đưa từ khóa vào và bạn cũng không lăp
    • Làm thế nào để sử dụng thẻ meta Description hiệu quả ?
      Cách sử dụng hiệu quả nhất như mình đã giới thiệu ở trên, nội dung của thẻ phải thật hay và có tính khái quát nội dung cao ngoài ra nên có một hoặc một vài từ khóa trong nội dung của thẻ. Ví dụ: “Cộng đồng hỏi đáp SEO Onpage” trong ví dụ trên bạn sẽ thấy có ít nhất 3 từ khóa chứ không phải là một từ.
    • Cách chèn thẻ meta Description?
      Giống với thẻ Title đề chèn thẻ Description bạn cần có kỹ thuật lập trình, nếu bạn thuê công ty thiết kế web hãy yêu cầu họ chèn vào website và bạn có thể thay đổi nội dung cho nó. Thẻ meta Description có cấu trúc như sau:
      <meta name="description" content="Kênh hỏi đáp SEO Onpage và Series câu hỏi về SEO Onpage thường gặp, các lỗi SEO Onpage, cách SEO Onpage, tối ưu SEO Onpage, cách xử lý và khắc phục tốt nhất"/>

      Để chèn hoặc sửa thẻ meta Description bạn cần bổ xung vào thẻ <head></head>. Để kiểm tra trang của bạn đã có hay chưa bạn bấm Ctrl+U và so sánh với trang của hoangluyen.com nếu site của bạn chưa có thẻ description bạn nhớ bổ xung vào nhé.

  3. Hỏi về thẻ meta Keyword

    • Thẻ meta Keyword là gì?
      Thẻ meta Keyword là loại thẻ để phân loại các trang thông qua các Keyword giúp các Bọ tìm kiếm phân loại nội dung nhanh chóng. Tuy nhiên hiện nay Google không đánh giá nội dung qua Keyword nữa nên rất ít Website sử dụng thẻ meta Keyword. Tuy nhiên nếu bạn làm nội dung cho những site lớn hãy bổ xung meta keyword điều này sẽ có lợi cho trang của bạn hơn.
    • Thẻ meta Keyword có quan trọng không?
      Thẻ meta Keyword không còn quan trọng thậm chí bạn không cần quan tâm tới nó khi làm SEO nữa. Tuy nhiên nếu bạn muốn đẩy mạnh SEO từ khóa không dấu hãy dùng thẻ này với các key tiếng Việt không dấu. Bạn có thể tham khảo trang 24h.com.vn để biết cách thực hiện điều này.
    • Nên nhập bao nhiêu ký tự cho thẻ meta Keyword?
      Thẻ meta keyword  nên nhập tiếng Việt không dấu, khoảng 120 ký tự với số từ khóa từ 5-6 key, mỗi key từ 2-3 từ (đó là chuẩn chung) tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi. Thẻ meta Keyword bạn có thể nhập từ 12-15 keyword vẫn tốt miễn sao nó xoay quanh thông tin chính của bài viết là OK!
    • Hỏi cách SEO Onpage không cần dùng thẻ meta Keyword?
      Hiện nay SEO Onpage không dùng thẻ Meta Keyword trở nên rất bình thường, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để Google lấy key ngay trong bài viết của bạn bằng cách. Thêm thẻ meta Robots như sau ngay phía trên thẻ Meta description, ví dụ:
      <meta name="robots" content="noodp,noydir"/><meta name="description" content="Kênh hỏi đáp SEO Onpage và Series câu hỏi về SEO Onpage thường gặp, các lỗi SEO Onpage, cách SEO Onpage, tối ưu SEO Onpage, cách xử lý và khắc phục tốt nhất"/>
    • Trong SEO Onpage thẻ Title, Meta Description, Meta Keyword yếu tố nào quan trọng nhất?
      Thẻ Title quan trọng nhất sau đó tới Meta Description và cuối cùng là meta Keyword!
  4. Hỏi về thẻ Heading: H1, H2, H3, H4, H5, H6

  5. Hỏi về URL

    • URL là gì?
      URL là một thuật ngữ muốn diễn tả thông tin của một đường dẫn của Website. Một website được cấu tạo từ một hay nhiều URL  khác nhau. Các URL sẽ là địa chỉ cho các trang/bài viết/sản phẩm… của website giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và truy cập.
    • URL như thế nào được gọi là chuẩn SEO?
      URL có cấu trúc thân thiện với Search Engine được coi là một URL chuẩn SEO. Các Search Engine là các cỗ máy tìm kiếm nó thu thập thông tin website thông qua các URL và đánh giá thứ hạng thông qua nhiều tiêu chí. URL là một yếu tố mà các Search Engine đánh giá và Google cũng giới thiệu trong bản Guide line của mình và nói rằng một URL thân thiện là một URL phải có cấu trúc link gần giống với Tiêu đề, cách nhau bởi dấu trừ “-“, số lượng ký tự trong khoảng 70-79 ký tự. 
      Ví dụ: 
      1. Các mẫu URL chuẩn SEO và thân thiện với Google
      https://hoangluyen.com/seo/hoi-dap-seo-onpage-toan-tap-p7822.html –  Hỏi đáp SEO Onpage
      https://hoangluyen.com/seo –  Học SEO
      https://hoangluyen.com/seoco-ban/ – Học SEO cơ bản
      ….
      https://domain.com/link-bai-viet.html
      https://domain.com/hoi-dap-seo-onpage-toan-tap-1278.html
      https://domain.com/hoi-dap/link-bai-viet.html
      2. Các mẫu URL không chuẩn SEO và không thân thiện với Google
      https://domain.com/?q=7&page=2
      https://domain.com/baiviet.aspx?title=hoi-dap-seo-onpage&id=247
      hoặc các URL quá dài…
    • Cách tối ưu URL chuẩn SEO?
      Trong hướng dẫn trên bạn đã biết URL đẹp, sát với tiêu đề được đánh giá là chuẩn SEO tuy nhiên bạn cần biết cách tối ưu URL thêm để nó chuẩn SEO để được Google đánh giá cao nhất:
      + URL chỉ nên tầm 50-55 ký tự
      + URL sử dụng tiếng Việt không dấu
      + URL không có ký tự viết hoa
      + URL có chứa từ khóa chính
      + URL không được sử dụng các ký tự đặc biệt như *@!~’|{}$^(), …
      + URL sử dụng https:// (để có URL này bạn phải trả tiền)
      + URL phải là duy nhất trên web
      + URL phải bị chuyển hướng hoặc thông báo lỗi 404 nếu gõ sai. Ví dụ trang Hoangluyen.com nếu bạn gõ link https://hoangluyen.com/hoi-dap-seo-onpage thiếu dấu / phía sau nó tự thêm vào để tránh trùng lặp nội dung
  6. Hỏi về Robots.txt

    Đã có câu trả lời, xem tại câu hỏi thường gặp trong SEO Onpage

  7. Hỏi về Sitemap Website

    Đã có câu trả lời, xem tại câu hỏi thường gặp trong SEO Onpage

  8. Hỏi về Internal link

    Đã có câu trả lời, xem tại câu hỏi thường gặp trong SEO Onpage

  9. Hỏi về External link

    Đã có câu trả lời, xem tại câu hỏi thường gặp trong SEO Onpage

  10. Hỏi về cấu trúc Silo

    Đã có câu trả lời, xem tại câu hỏi thường gặp trong SEO Onpage

  11. Hỏi về tối ưu thẻ HTML

  12. Hỏi về hình Ảnh

  13. Hỏi về Video

  14. Hỏi về xây dựng liên kết

  15. Hỏi về xử lý trùng lặp nội dung

  16. Hỏi về tăng tốc Website (tốc độ tải trang)

  17. Hỏi về liên kết với mạng xã hội

  18. Hỏi về mật độ từ khóa

  19. Hỏi về tối ưu Từ khóa

(Bài viết đang tiếp tục cập nhật nội dung, bạn đọc vui lòng kiên nhẫn mình đang thu thập danh sách câu hỏi trên mail)

Trên đây là danh sách các chủ đề tôi đã và đang trả lời độc giả về các tình huống khi tìm hiểu và làm SEO Onpage. Bạn đọc có thể gửi yêu cầu thêm các chủ đề khác về SEO Onpage qua email admin@hoangluyen.com tôi sẽ giúp bạn!

Hỏi đáp SEO Onpage toàn tập > Hỏi đáp SEO Onpage, hoi dap seo Onpage

Ảnh. Hỏi đáp SEO Onpage – Hoi dap SEO OnPage

Tại kênh hỏi đáp SEO Onpage này: Hoàng Luyến sẽ trả lời thắc mắc của độc giả về cách SEO Onpage, thủ thuật SEO Onpage, cách xử lý lỗi và khắc phục sai lầm khi làm SEO Onpage 

Tag: Cần giúp đỡ về SEO Onpage, Hoi dap SEO Onpage, hoi ve SEO Onpage, huong dan SEO Onpage, cach SEO Onpage, thu thuat SEO Onpage, cach xy ly loi, khac phuc sai lam khi SEO Onpage, cac cau hoi ve SEO Onpage thuong gap, cach toi uu SEO Onpage, xay dung lien ket, toi uu hinh anh, Xu ly trung lap noi dung, tang toc website, toi uu the html, xay dung cau truc silo, xay dung noi dung, toi uu tu khoa SEO, thac mac ve SEO Onpage, ky thuat SEO Onpage, dinh huong SEO Onpage, meo vat SEO Onpage, nghe thuat seo Onpage tren website & Blog.


Bình luận